Người nước ngoài khi đến Việt Nam tìm chất liệu acrylic chắc chắn chúng ta sẽ đưa tấm mica Đài Loan cho họ xem. Nhưng cái họ đang tìm lại không phải là mica, mà là acrylic. Chỉ có ở Việt Nam gọi mica là acrylic, còn tên gọi chung để cả thế giới hiểu là tấm PMMA (PMMA Sheet) hoặc tấm acrylic (acrylic sheet).
Đây là hình ảnh mica theo cách hiểu của cả thế giới chứ không phải là tấm mica theo cách hiểu của người Việt Nam.
Người Nhật gọi mica (theo tên gọi Việt Nam) là Akuriru, người Hàn Quốc gọi là Akeulil, người Hà Lan và Đức thì gọi là Acryl, người Anh gọi là Akril, tất cả đều tương tự như chữ acrylic trong tiếng anh. Ngoài ra còn cách gọi theo thói quen, như người Mỹ có khi gọi là tấm Plexiglass theo thương hiệu phổ biến của nhà sản xuất Plexiglass. Và chỉ duy nhất ở Việt Nam, acrylic được gọi là mica.
Nguyên nhân có lẽ do từ thói quen gọi từ tấm Formica từ trước những năm 1975. Formica thật ra là 1 thương hiệu của nhà sản xuất tấm laminate , 1 dạng tấm melamine có dăm gỗ để dán trang trí bề mặt ván MDF. Do formica phổ biến như xe Honda, nên dùng thương hiệu formica để chỉ luôn vật liệu laminate, giống như thói quen gọi Honda để chỉ các loại xe gắn máy của người Việt. Rồi khi tiếp xúc với tấm acrylic, thấy bề mặt của nó cũng na ná giống formica nên rút gọt chữ “for”, chỉ còn chữ “mica” để chỉ vật liệu mới và để phân biệt với “formica”.
Trong khi đó từ “mica” mà chúng ta đang sử dụng thì cả thế giới lại hiểu nó là 1 loại khoáng chất hóa vô cơ có trong tự nhiên thành phần chính là silicat, nhìn hình sẽ thấy nó giống như 1 cục đá, nhìn giống như 1 tảng thạch anh màu. Ứng dụng của nó là trong các ngành công nghiệp liên quan đến điện, nhiệt. Trong khi đó acrylic lại là 1 dạng polymer tổng hợp có gốc hóa hữu cơ.
Nhìn vào hình ảnh của “mica Việt Nam” và “mica thế giới”, chúng ta sẽ thấy chúng khác nhau một trời một vực, không có một chút bà con, họ hàng gì với nhau, giống như con gà và điện thoại di động.
Đây là mica của Việt Nam: